NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Ngày đăng: 18/12/2023 02:57 PM

    Bệnh tiểu đường và vấn đề răng miệng . Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi và những bệnh về nha chu. Lượng vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển theo tỷ lệ thuận với lượng đường huyết. Điều này chính là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối cho răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường.

    NHA KHOA HỒNG ĐỨC

      Vậy để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh răng miệng ở bệnh nhân bị tiểu đường cần phải lưu ý những gì ?

    Ảnh hưởng bệnh đái tháo đường đến răng miệng như thế nào

    Đái tháo đường và bệnh răng miệng luôn song hành với nhau:

    Ở những bệnh nhân đái tháo đường hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường. Đây là cơ hội và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh nhiều. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng, áp xe răng hoặc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khó chịu.

    •  Lượng đường trong máu cao gây tổn thương mạch máu và hẹp các mạch máu. Từ đó dẫn đến làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng.
    • Khi bị đái tháo đường sức đề kháng của bệnh nhân bị suy giảm hơn bình thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu cho bệnh nhân.
    • Ngoài ra bệnh đái tháo đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, khô miệng, viêm loét miệng và một số bệnh lý nhiễm trùng do nấm gây nên.

    Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho người tiểu đường có được hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho. Cùng đọc và thực hiện nhé. 

    Điều chỉnh lượng đường huyết ổn định

    Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh về răng lợi. Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức an toàn và cân bằng.

    Khám răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để lấy vôi và làm sạch răng

     Hãy cho Nha sĩ của bạn biết rằng bạn bị tiểu đường. Nếu phải phẫu thuật răng miệng, bạn nên trao đổi kỹ với nha sĩ để được điều trị tốt nhất, tránh nhiễm trùng.

    Tuân thủ các hướng dẫn chung về vệ sinh răng miệng

    Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều cơ bản về chăm sóc răng miệng, chẳng hạn như đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày, để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt ở những nơi mà bàn chải đánh răng của bạn không làm được.

    Bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn ẩn náu trong khoang miệng và kẽ răng.

    Thường xuyên theo dõi và kiểm tra lợi

      Khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào về nướu, bạn phải báo ngay cho nha sĩ để họ được kiểm tra và điều trị kịp thời. Giống như răng, nướu răng cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

    Bỏ thuốc lá

      Nếu bạn hút thuốc, các nguy cơ sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một hành động góp phần không nhỏ vào sức khỏe của chính bạn.

    © Copyright CÔNG TY TNHH BM WEB thiết kế web : 0906371158 ( Hậu ) . All rights reserved
    Đặt Lịch